""

Xem phim ba lần chết hụt

Share:
“Three times” được thực hiện vào năm 2005, là tác phẩm mang lại cho người xem cảm giác hiện đại hơn so với “bi tình thành thị” hay “nhi tử đích đại ngoạn mẫu”, tuy nhiên, nó vẫn mang những nét cổ điển đặc trưng trong phong cách làm phim của Hầu Hiếu Hiền. Giống như “Nhi tử đích đại ngoạn mẫu” “Three times cũng là ba câu chuyện khép kín, với nội dung khác nhau. Trong khi “Nhi tử đích đại ngoạn mẫu”, các phần là những diễn viên khác nhau, thì “three times”, xuyên suốt ba phần, nhân vật chính đều do Trương Chấn và Thư Kỳ đảm nhận.

Bạn đang đọc: Xem phim ba lần chết hụt


Câu chuyện bắt đầu vào năm 1966, tình yêu là khi người đàn ông đi tìm người đàn bà; phần 2 lùi về quá khứ năm 1911, tình yêu là khi người đàn bà chờ đợi người đàn ông ra đi chẳng biết khi nào quay lại… , và sau đó nhảy đến 2005. Với tôi, câu chuyện này, tình yêu…đã chết.
Người xem dễ phải lòng phần đầu tiên, câu chuyện tình năm 1966 tại Cao Hùng. Và đó hẳn cũng là lý do Hầu Hiếu Hiền đưa nó lên đầu tiên và gọi nó là A time for love, dù theo trật tự thời gian nó phải nằm ở giữa. Đó là những ngày hạnh phúc. Cô gái tới làm việc cho một quán bi-a, ở đó cô đọc được lá thư tỏ tình của người đàn ông dành cho một phụ nữ khác. Họ gặp nhau, chơi bi-a cùng nhau. Cô chuyển đi, anh nhập ngũ. Anh đi tìm lại cô qua bao nhiêu mảnh đất. Rồi anh tìm được cô. Họ gặp nhau, hỏi han vài điều giữa quán bi-a đông nghẹt, cô xin cho anh điếu thuốc, họ đi ăn tối. Anh lỡ chuyến tàu cuối cùng, và họ đợi chuyến xe muộn. Dưới mưa, tay họ tìm lấy nhau, không quá riết róng, nhưng đủ dịu dàng để nói một điều từ đáy lòng.


*
Biến chuyển tình cảm được thể hiện qua một phân cảnh tinh tế trong phim
Với Hầu Hiếu Hiền, thập kỷ 60 hẳn là những ngày ông yêu nhớ nhất trong suốt cuộc đời. Nỗi hoài niệm của ông về những ngày này lặp đi lặp lại, lãng mạn, thanh bình. Ông sử dụng hai bài hát tiếng Anh nổi tiếng của những năm 60 cho đoạn phim này. Chúng không hẳn là hai bài hát ngọt ngào và vui vẻ, nhưng từ đó, người ta thấy được cảm giác của tình yêu pha với cảm giác nuối tiếc.

Xem thêm: Tập 64 - Cô Dâu Vàng Chưa


Tuy nhiên, bài hát khiến người ta nhớ nhất phim phải là bài hát của đoạn thứ hai, năm 1911 – A time for freedom. Đó là một trong hai cảnh có âm thanh duy nhất trong suốt cả một đoạn phim câm dài. Tôi biết Thư Kỳ không hát những lời này, nhưng khuôn mặt cô biểu cảm chân thực tới mức người ta thấy cô đang rung chuyển. Tiếng hát đó sầu thảm, da diết và run rẩy. Người đàn ông trong phim đó nói nhiều tới tự do, tới cuộc đấu tranh mà anh theo đuổi để giành độc lập cho đất nước, anh giúp đỡ một cô ca kỹ khác để cô ấy có được tự do. Nhưng, điều duy nhất anh quên là tự do của người phụ nữ yêu anh – và có thể là người phụ nữ anh yêu. Cô là con chim đẹp bị nhốt lại trong lồng, và anh đi vì tự do, để cô ở lại cái lồng đó. Sự cô lập và nỗi buồn của Ah Mei gợi nhắc tôi nhớ về kiệt tác “Đèn lồng đỏ treo cao” của Trương Nghệ Mưu: số phận, cuộc sống, tình yêu của những phụ nữ thời đó có lẽ đều như thế…


Phần về năm 2005 mang lại câu chuyện khiến cho nhiều người rất yêu thích, nhưng cũng sẽ có nhiều người phản ứng, đó là A time for youth. Đài Bắc 2005, khi con người bắt đầu thích nghi mạnh mẽ với lối sống phóng khoáng, tự do, hiện đại đến từ phương Tây hơn những năm 1966. Có một cô gái lưỡng tính – cô có (và đã từng có) bạn gái nhưng cô vẫn tìm tới một người đàn ông, nhiếp ảnh gia Zhen.


*
Zhen chụp ảnh Qing vì nghĩ rằng cô rất đẹp
Qing và Zhen ngủ cùng nhau sau vài giờ làm quen. Mặc dù cả hai đều yêu và tôn thờ cô, nhưng Qing luôn tách ra, sống trong thế giới của riêng mình, không đếm xỉa đến cảm xúc của những người xung quanh. Điều này đã dẫn đến việc tự tử của người yêu đồng tính nữ.
Hình ảnh cô gái đó đứng bên cửa sổ, cô che con mắt sáng của mình lại và nhìn vào người đàn ông bằng con mắt gần như mù với tôi là một chi tiết không bao giờ quên được. Nhân vật Qing – tên cô gái này – luôn quay lại với tôi khi tôi nghĩ về một người bạn. Sự tồn tại của cô thực sự chỉ là một bàn tay bám hờ hững vào cuộc sống. Cô luôn phải đeo tấm thẻ ghi thông tin để người ta biết cách cứu cô khi đột quỵ, cô yêu mà không yêu, cô buồn trong mọi hoàn cảnh, cô hát những lời rạn vỡ. Cô không có quá khứ, không có tương lại, chỉ có một thực tại của “hunger”. Qing trong phim này còn bi đát hơn cả Vicky trong Millennium Mambo. Tình yêu của cô với người bạn gái hay với người đàn ông thực ra đều không tồn tại, và như tôi đã nói, tới năm 2005, tình yêu đã chết rồi.
“Tôi cảm thấy rằng mỗi thời đại đều có ý nghĩa đặc biệt của nó. Những thời đại đã qua sẽ không trở về. Còn thời gian không ngừng trôi về phía trước. Cuộc sống và suy nghĩ của mỗi người liên tục thay đổi. Chúng sẽ không bao giờ trở lại. Những gì đã qua, không phải là đẹp nhất, nó đẹp bởi vì chúng ta đang gợi nhắc lại, nhớ đến và xem nó là thời gian đẹp nhất.”
Những điều chẳng liên quan được kết nối thành một câu chuyện, nhưng tôi thích sự “chẳng liên quan” khác biệt tinh tế đó. Hầu Hiếu Hiền miêu tả những sự khác biệt với ngôn ngữ điện ảnh đầy chất thơ. Những cú quay dài trong khoảng 50 giây tạo nên cho “Three times” một tiết tấu chậm thống nhất từ câu chuyện đầu tiên đến câu chuyện cuối cùng và tạo nên tính chiều sâu tâm lý cho việc xây dựng nhân vật. Không chỉ vậy, những cú quay dài đó được nối tiếp một cách liên tục với nhau và khiến cho những cảnh quay thậm chí còn tạo nên cảm giác kéo dài hơn thực tế. Trong phần về “A time for youth”, cú quay dài tạo nên một cảm giác u ám, nặng nề cùng với những khuôn hình màu xám. Để tăng cường thêm hiệu quả thẩm mỹ trong cách quay phim long take, trong “Three times”, Hầu Hiếu Hiền còn sử dụng một cách dựng phim nối ghép khá đặc biệt giữa những cảnh quay trong bộ phim của ông. Hầu Hiếu Hiền hiếm khi sử dụng những phương thức nối ghép các cảnh quay truyền thống như mờ chồng, fade in – fade out… vốn là điều mà khán giả thường được nhìn thấy trong các bộ phim khác. Cảnh quay của ông thường mờ dần đi, màn hình hoàn toàn đen và không có âm thanh hiện lên trong một khoảng thời gian tương đương với một cảnh quay thông thường và sau đó cảnh tiếp theo mới bắt đầu xuất hiện trong khuôn hình cho cảm giác chân thật, tự nhiên như những cảnh quay cuộc sống đời thường hàng ngày, không có diễn xuất. Khán giả không bị mất tập trung hay có cảm giác bị kéo theo những chuyển động của máy quay mà hoàn toàn chú ý vào những biến đổi của nhân vật, cảm nhận được đời sống nội tâm của nhân vật chỉ bằng sự sắp xếp bố cục, ánh sáng và sự kéo dài của những lần bấm máy…
“Trong số 10 bộ phim mà Hầu Hiếu Hiền đạo diễn từ giữa năm 1980 đến 1989, bảy lần ông nhận được giải thưởng phim hay đạo diễn xuất sắc nhất từ các liên hoan phim quốc tế có uy tín. Trong một cuộc thăm dò năm 1988 của các nhà phê bình trên toàn thế giới “, Hầu là một trong ba đạo diễn xuất sắc nhất của nền điện ảnh Hoa Ngữ đương đại.”
“Three Times” là một kiệt tác, một tác phẩm đầy chất thơ xứng đáng để trải nghiệm cho những người yêu điện ảnh chân chính.

Bài viết liên quan