""

RUN TAY KHI HỒI HỘP

Share:

Hồi hộp, lo lắng nhất là trước đám đông khiến cho bạn run rẩy, vã mồ hôi, trống ngực… Run tay khi hồi hộp, lo lắng mà một biểu hiện thường gặp và khá phổ biến ở người trẻ tuổi. Vậy làm thế nào để khắc phục chứng run tay khi hồi hộp? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Run tay khi hồi hộp


1. Những biểu hiện của run tay khi hồi hộp

Run tay khi hồi hộp thường có biên độ nhỏ, tần số thấp nên đôi khi nó diễn ra một cách kín đáo khó phát hiện bằng mắt thường. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện khi tay cầm đồ vật như cốc nước, bút, tờ giấy… Run tay sẽ càng tăng mức độ nếu như tình trạng lo lắng, hồi hộp vẫn tiếp diễn. Ngoài ra run tay khi hồi hộp có thể đi kèm theo một số biểu hiện khác như trống ngực, tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi nhất là lòng bàn tay chân. Run khi hồi hộp, lo lắng có thể xảy ra ở tay nhưng cũng có thể xảy ra ở các vị trí khác của cơ thể như đầu, lưỡi, họng… 


*

Run tay lúc thuyết trình là biểu hiện của run tay khi hồi hộp


2. Tại sao lại bị run tay khi hồi hộp?

Run tay khi hồi hộp, lo lắng thường là loại run do tâm lý. Lo âu, hồi hộp có thể dẫn đến chứng run tay hoặc làm tình trạng run tay trở nên nặng hơn. 

Khi bạn hồi hộp, căng thẳng, nồng độ các hormone như epinephrine (adrenaline), Norepinephrine (Noradrenaline)… tăng lên trong cơ thể, có thể gây ra nhịp tim nhanh, huyết áp cao và nhịp thở nhanh. Các loại hormon này được giải phóng và đưa cơ thể vào trạng thái hoặc là “chiến đấu” hoặc là “chạy trốn” khỏi các tác động của yếu tố gây căng thẳng, hồi hộp. Cơ chế này bản chất là sự tự bảo vệ của cơ thể trước các tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó các hormon này cũng làm tăng lực co cơ xương khiến cơ bắp có thể co giật, rung lắc hoặc run rẩy trước các tác động từ sự căng thẳng.

3. Cách khắc phục tình trạng run tay khi hồi hộp

Tình trạng run tay khi hồi hộp là tình trạng khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Tâm lý và run tay khi hồi hộp có mối quan hệ mật thiết vì thế khắc phục tình trạng run tay khi hồi hộp phần nhiều nhắm tới các liệu pháp tâm lý.

3.1 Cách khắc phục bằng ổn định tinh thần

Run tay khi hồi hộp căng thẳng thường được phân chia vào nhóm run do tâm lý, bởi vậy việc cân bằng tâm lý, giảm stress và giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái là phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với run tay khi hồi hộp.

Xem thêm: Mua Bán Máy Tính Bảng Kèm Bàn Phím Rời Tốt Nhất 2021, Top 5 Máy Tính Bảng Bàn Phím Rời Tốt Nhất

Trước tiên cần hạn chế các việc tiếp xúc hoặc chuẩn bị tốt tâm lý cho các tình huống gây ra trạng thái hồi hộp, căng thẳng. Thông thường chúng ta thường hay hồi hộp, căng thẳng khi cơ thể lâm vào tình trạng “nguy hiểm” như thuyết trình trước đám đông, thi cử, buổi đầu hẹn hò, biểu diễn… Để hạn chế tình trạng run tay chúng ta nên chuẩn bị sẵn thật tốt kịch bản cho các tình huống có thể xảy ra. 

Liệu pháp tâm lý được ưu tiên hàng đầu trong các giải pháp ổn định tinh thần. Khi các vấn đề run tay ở mức độ nặng, ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp và công việc của bạn, bạn nên gặp gỡ các chuyên gia tư vấn tâm lý để được hỗ trợ. Một số trị liệu tâm lý được áp dụng như liệu pháp hành vi nhận thức CBT, liệu pháp chấp nhận và cam kết ACT, liệu pháp giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt EMDR… 

Ngủ đủ giấc cũng là một giải pháp tác động tích cực đến chứng run tay khi hồi hộp. Nếu bạn gặp tình trạng mất/khó ngủ, bạn có thể dùng thuốc, thảo dược, ngâm chân trước khi đi ngủ… để cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá… có thể là tác nhân dẫn đến chứng run tay và cũng khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc nhất là khi đã sử dụng chúng trong thời gian kéo dài. Tốt nhất khi bị run tay bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại chất kích thích này. 

3.2 Sử dụng thảo dược giảm run, hồi hộp

Nói về giảm run tay khi hồi hộp, có lẽ thảo dược có ưu thế hơn nhiều so với các thuốc tây y chống trầm cảm, chống động kinh… Một số vị thuốc thường dùng trong điều trị run tay khi hồi hộp như Câu đằng, Thiên ma…

Câu đằng (Uncaria rhynchophylla) là một loại thực vật truyền thống của Trung Quốc đã được sử dụng để điều trị chứng co giật động kinh trong nhiều thế kỷ. Thành phần rhynchophylline có liên quan đến sự khởi đầu của quá trình phosphoryl hóa kinase ở đầu c-jun N của các con đường tín hiệu MAPK trong các cơn co giật cấp tính. Bên cạnh đó câu đằng có các đặc tính chống loạn thần rất giống với Aripiprazole (dược phẩm) trên các thụ thể serotonin và dopamine. Ảnh hưởng đến các thụ thể serotonin cũng tạo ra một số đặc tính giảm lo lắng và có thể làm giảm sự kích thích hung hăng. Nó cũng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa thần kinh. Nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng truyền thống của Câu đằng trong điều trị các chứng run, co giật, động kinh…

Thiên ma (Gastrodia elata Blume) là một loại cây thảo dược nổi tiếng đã được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau bao gồm đau đầu, chóng mặt, co thắt, động kinh, còi cọc, chứng hay quên và các rối loạn thần kinh khác ở các nước phương Đông trong nhiều thế kỷ. Nhiều nghiên cứu về thiên ma cho thấy thành phần gastrodin có tác dụng an thần, chống chóng mặt, giảm đau, chống động kinh, chống trầm cảm, giải tỏa lo âu, chống lão hóa… Trong số các đặc tính dược lý khác nhau của thiên ma thì hoạt động liên quan đến các bệnh lý thần kinh trung ương đặc biệt mạnh mẽ và nổi bật. Thiên ma có tác dụng điều trị run tay không chỉ trong các trường hợp hồi hộp, lo lắng mà còn có tác dụng với các chứng run tay do nguyên nhân tổn thương thần kinh.

3.3 Điều trị bằng luyện tập thể thao

Luyện tập thể dục là một giải pháp giúp giảm căng thẳng một cách tự nhiên. Quá trình tập luyện thể dục cơ thể sẽ giải phóng nhiều endorphin và giảm nồng độ cortisol trong máu qua đó làm giảm căng thẳng, lo âu. 

Các môn thể dục, thể thao như yoga, thiền, đi bộ, bơi,.. được cho là giúp cải thiện tình trạng lo lắng qua đó cải thiện tình trạng run tay. Trong đó Hatha yoga được nghiên cứu là có hiệu quả đối với người run do tâm lý. 


*

Luyện tập thể thao giúp điều trị run tay chân


Thuốc điều trị parkinson và những lưu ý cần thiết

3.4. Khắc phục bằng vật lý trị liệu

Thông thường với các chứng run tay do tổn thương tiểu não, bệnh Parkinson… vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên đối với chứng run tay khi hồi hộp, vật lý trị liệu so với các liệu pháp điều trị khác ít vai trò hơn.

Các bài tập cơ tay với dụng cụ tập giúp cải thiện độ chắc của tay thường được các kỹ thuật viên hướng dẫn cho người mắc chứng run tay khi hồi hộp. Chuẩn bị một quả bóng cao su vừa kích thước nắm tay. Bóp bóng giữ trong khoảng 3-5 giây sau đó thả lỏng rồi lại tiếp tục lặp lại việc bóp bóng. Tập khoảng 30 cái/lần, ngày có thể tập vài lần. 

Bạn cũng có thể thay bóng bằng quả tạ nhẹ và tập nâng tạ. Đặt vùng cẳng tay và cổ tay lên bàn sao cho phần bàn tay không ở trên bàn. Hướng lòng bàn tay lên trên. Dùng lực cổ tay để nâng tạ, giữ nguyên phần cẳng tay trên mặt phẳng bàn. Từ từ nâng tạ. Mỗi lần khoảng 10-15 nhịp. Ngày có thể tập nhiều lần. Tương tự thế có thể tập tạ theo chiều trái phải bằng cách xoay cẳng tay theo chiều ngón cái hướng lên trên. 

Mặc dù run tay khi hồi hộp không phải là bệnh nguy hiểm và hoàn toàn có thể khắc phục làm giảm hoặc khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý cũng như công việc, người mắc chứng run tay khi hồi hộp nên điều trị càng sớm càng tốt.

BS. Uông Mai

*

TPCN Vương Lão Kiện – Hỗ trợ giảm run tay chân và phục hồi vận động bình thường

*

Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng kết hợp cùng 9 hoạt chất quý, TPCN Vương Lão Kiện hỗ trợ cải thiện triệu chứng run tay chân và phục hồi vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm Vương Lão Kiện được người bệnh tin dùng từ năm 2013 cho tới nay nhờ 3 ưu điểm vượt trội:

Thứ nhất: Giúp giảm run tay chân do nhiều nguyên nhân, bao gồm run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, Parkinson, di chứng tai biến, sau chấn thương não…Thứ hai: Hiệu quả được công nhận bởi chuyên gia thần kinh và hàng ngàn người bệnh trên cả nước.Thứ ba: Nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn trong quá trình sử dụng, dùng càng lâu càng giúp làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn run tay chân tái phát.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bài viết liên quan